Việc làm ngành bán lẻ (retail) có lẽ không quá xa lạ với người lao động. Do nhu cầu tìm người cao và muốn tiết kiệm thời gian tuyển dụng, ngành bán lẻ hiện nay thường chuộng tuyển số lượng lớn. Tuy nhu cầu tuyển dụng cao là thế, 82% nhà tuyển dụng ngành bán lẻ cho biết rằng để tìm được đúng người và giữ chân nhân lực ngành bán lẻ thực sự là một điều không hề dễ.
Sau đây, Viec.Co xin gửi đến các đội tuyển dụng 8 điều NÊN và 5 điều KHÔNG NÊN khi tuyển nhân sự ngành bán lẻ. Rất hy vọng với bài viết này, các nhà tuyển dụng khối retail sẽ mau chóng giải quyết được nỗi lo thiếu người mùa cao điểm.
Linh hoạt trong công việc là một kỹ năng cần thiết của nhân viên bán lẻ. Biết cách ứng xử với nhiều khách hàng khác nhau, khả năng sắp xếp công việc trôi chảy, đồng thời giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp của họ là điều thậm chí còn quan trọng hơn cả kinh nghiệm làm việc.
Ví dụ, một bạn nhân viên nhà hàng bận rộn order, bưng thức ăn cho khách dù không có kinh nghiệm thanh toán bằng máy POS hay kiểm, châm hàng hóa nhưng bạn sẽ hiểu khách hàng tốt hơn, biết cách giao tiếp, trấn an khách hàng khi họ phải chờ quá lâu để đến lượt thanh toán.
Những sinh viên trẻ, chưa có kinh nghiệm vẫn có thể đảm nhiệm công việc tốt bởi các bạn đã quen với việc tiếp xúc với đám đông thông qua các hoạt động ở trường; học cách sử dụng máy móc tại cửa hàng nhanh hơn; thêm vào đó, các bạn trẻ ngày nay ngoại ngữ rất tốt. Đây cũng là 1 lợi thế để tiếp cận thêm tệp khách hàng người nước ngoài, tăng nhận diện thương hiệu cho chuỗi của bạn.
Tóm lại, khi tìm ứng viên ngành bán lẻ, ngoài kinh nghiệm, nhà tuyển dụng nên ưu tiên thêm những bạn có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, tính tự tin và lòng nhẫn nại.
Khi tuyển dụng, đội nhân sự ngành bán lẻ cần số lượng lớn để có thể đáp ứng được nhân lực cho nhiều cửa hàng trong cùng một thời điểm. Ta gọi đó là tuyển mass (tuyển số lượng lớn). Vậy để tiết kiệm thời gian xem, hẹn, gửi thông tin phỏng vấn đến từng người một, nhà tuyển dụng nên cân nhắc sử dụng sự hỗ trợ của hệ thống quản lý nhân sự tự động (ATS).
Hệ thống ATS có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách tự động (1) Đăng tin tuyển dụng, (2) Thu thập – Sắp xếp, (3) Sàng lọc, (4) Đánh giá, (5) Lựa chọn ứng viên, và đảm bảo đưa ứng viên đi qua quá trình tuyển dụng trên một hệ thống duy nhất.
Với hệ thống ATS Viec.Co cung cấp, nhà tuyển dụng còn có thể gửi thông tin buổi phỏng vấn đến ứng viên qua app, tin SMS chỉ với vài thao tác chạm đơn giản.
Công việc tại cửa hàng ngoài sự lặp đi lặp lại các task với hàng hóa, thanh toán, dọn dẹp, trưng bày quầy… còn có vô số tình huống “khó nhằn” phải xử lý như:
Do đó, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị thêm các câu hỏi tình huống trong buổi phỏng vấn. Đội nhân sự có thể hỏi trực tiếp trong buổi phỏng vấn nhóm đông ứng viên, xem phản hồi của họ hoặc đưa họ xuống cửa hàng, tương tác trực tiếp với công việc, khách hàng để có câu trả lời chân thực hơn.
Sau khi lọc ra được những ứng viên tốt, nhà tuyển dụng nên liên hệ danh sách người tham khảo (reference list) để tìm hiểu ứng viên của mình. Trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng, bạn cần biết ứng viên của mình có phải là một con người đáng tin cậy ở những chỗ làm cũ hay không, đồng nghiệp, cấp trên cũ đánh giá thế nào về họ…
Từ đó, bạn sẽ hiểu ứng viên của mình hơn, họ có điểm mạnh – yếu gì, và nếu tuyển họ, bạn sẽ có cách nào để giúp họ phát triển hơn hoặc ít nhất, bạn sẽ biết họ phù hợp với vai trò nào ở cửa hàng và giao được đúng việc cho họ.
Tip: Nếu ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều, nhà tuyển dụng có thể tham khảo từ giáo viên của ứng viên. Cách họ sinh hoạt ở trường cũng phần nào nói lên con người của họ.
Ngoài treo poster “Đang tuyển dụng” tại cửa hàng, thời đại 4.0 này là lúc các chuỗi bán lẻ nên sử dụng tuyển dụng đa kênh nếu muốn tuyển mass thành công. Đội nhân sự có thể tận dụng kênh Facebook, LinkedIn công ty để tuyển dụng. Để tuyển mass nhanh hơn, nhà tuyển dụng cũng nên tham gia vào các group tuyển dụng trên Facebook, Zalo…
Tuy nhiên, để tuyển dụng ở các kênh mạng xã hội – nơi thông tin tuyển dụng có thừa nhưng độ tin cậy lại vô cùng thiếu, nhà tuyển dụng cần học cách xây dựng nội dung tuyển dụng chuyên nghiệp. Ngoài ra, khi chọn group/ kênh đăng tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần trả lời được những câu hỏi:
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên vạch rõ lộ trình phát triển sự nghiệp cho ứng viên. Các cấp bậc, yêu cầu để được thăng tiến và trong khoảng thời gian bao lâu, nhân viên sẽ được xem xét thăng chức, tăng lương…
Lộ trình càng rõ ràng, ứng viên càng có hứng thú và muốn hoàn thành nó. Việc làm rõ lộ trình phát triển sự nghiệp còn cho thấy bạn là một nhà tuyển dụng minh bạch và luôn biết tạo cơ hội để nhân viên thể hiện tài năng của họ.
Môi trường làm việc thoải mái giúp nhân viên dễ đoàn kết với nhau, từ đó việc thực hiện, phân chia công việc cho nhau cũng tốt hơn. Hãy khuyến khích nhân viên nói lên ý kiến của họ, chính những đóng góp đó sẽ giúp team HR nhận ra khâu chăm sóc nhân viên của công ty còn thiếu sót gì, cần thay đổi gì…
Và cũng chính từ những đóng góp bé nhỏ đó, mối quan hệ của cửa hàng nói riêng và của cả chuỗi bán lẻ sẽ tốt dần lên. Và người ta vẫn thường nói “Đất lành chim đậu”, nơi làm việc tốt sẽ thu hút về được những nhân sự tốt.
Nếu chuỗi bán lẻ của bạn cần tuyển dụng nhân viên có tính chuyên nghiệp – chuyên môn cao, nhà tuyển dụng có thể thực hiện buổi phóng vấn trực tiếp tại cửa hàng. Hẹn ứng viên đến cửa hàng làm một ca bất kì, quan sát và đánh giá để có thể đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn. Cách phỏng vấn này chỉ hợp lý khi nhà tuyển dụng muốn kiểm tra nhanh kĩ năng của những bạn đã có kinh nghiệm làm việc.
Lưu ý 1: Sau ca làm, cửa hàng vẫn phải thanh toán lương ngày đó cho ứng viên bất kể kết quả phỏng vấn như thế nào. Đây là cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời, thể hiện được rằng công ty trân trọng thành quả lao động của bạn ấy.
Lưu ý 2: Chỉ áp dụng hình thức này khi chuỗi bán lẻ của bạn có những tiêu chuẩn cao cần đánh giá thêm ở ứng viên hoặc lương thưởng, phúc lợi của bạn tốt hơn những nơi khác. Vì nếu quy trình tuyển dụng khắt khe nhưng mức lương, cơ hội học hỏi tại cửa hàng của bạn không cao hơn những chuỗi bán lẻ khác, khả năng cao ứng viên sẽ không đầu quân vào chuỗi của bạn.
Làm việc trong ngành bán lẻ thật sự rất khắc nghiệt và ai cũng biết điều đó. Cho nên, khi tiếp xúc với ứng viên, thay vì cố dùng những lời đường mật: “Công việc đơn giản lắm.”; “Làm nhiều task nhỏ nhưng không mệt đâu”… để “dụ dỗ” ứng viên; nhà tuyển dụng nên đưa ra mặt thật của vấn đề. Cho họ thấy trước những khó khăn có thể sẽ gặp trong quá trình làm việc và xem cách họ đối diện với những khó khăn đó.
Sự thẳng thắn, rõ ràng trong tuyển dụng cũng là một cách lọc ứng viên hữu hiệu. Chỉ những người thực sự phù hợp và muốn học hỏi mới có thể trụ lại đến cuối cùng.
Trong ngành bán lẻ, tạo trải nghiệm tuyển dụng tốt cho ứng viên không chỉ làm đẹp thương hiệu tuyển dụng doanh nghiệp mà còn tạo cơ hội tăng doanh số cửa hàng.Bạn có biết, có khoảng 65% ứng viên sẽ không tiếp tục mua tại cửa hàng của bạn nếu họ không nhận được phản hồi (dù tốt hay xấu) về buổi phỏng vấn. Hay nói cách khác, nếu ứng viên không có ấn tượng tốt trong buổi vấn, khả năng họ tẩy chay thương hiệu của bạn (và kêu gọi người khác tẩy chay cùng) là vô cùng cao. Vì vậy, hãy tôn trọng và cư xử tử tế với họ.
Hãy cố gắng xây dựng buổi tuyển dụng vui vẻ – thoải mái từ khi bắt dầu đến lúc kết thúc. Sử dụng công cụ hỗ trợ tuyển dụng cũng là một cách để tạo trải nghiệm tốt cho ứng viên. Một trong những tính năng bổ ích của tuyển mass qua hệ thống ATS Viec.Co là ứng viên sẽ có trải nghiệm phỏng vấn tích cực hơn, nhận tin báo phỏng vấn nhanh và chủ động hơn. Bên cạnh đó, đối với nhà tuyển dụng, việc quản lý hồ sơ trên hệ thống cũng trở lên dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm làm việc là điều mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng ưu ái khi lựa chọn ứng viên. Tuy nhiên, đối với một số ngành phổ thông hoặc với các công việc part-time, không yêu cầu tính chuyên môn quá cao, việc đòi hỏi kinh nghiệm làm việc có lẽ không quá cần thiết để giúp bạn chọn được ứng viên phù hợp. Bên cạnh đó, công việc của ngành bán lẻ không quá phức tạp, các bạn ứng viên nếu không có kinh nghiệm vẫn có thể học và trở nên thành thạo hơn qua công việc hằng ngày.
Trong ngành bán lẻ, thay vì chỉ tập trung chọn những người có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng nên chuyển sang các ứng viên có kinh nghiệm chăm sóc, giao tiếp khách hàng hoặc có khả năng thuyết phục, ứng biến, xử lý tình huống nhanh. Những kỹ năng đó sẽ giúp bạn “chiều lòng” được muôn kiểu khách hàng ngày ngày đi ra đi vào.
Cho phép ứng viên được đăng ký ca làm phù hợp với nguyện vọng của họ, điều này sẽ giúp giữ họ làm việc với bạn lâu hơn. Trong các mùa cao điểm (lễ, Tết, Covid-19…), nhu cầu người tiêu dùng tăng đồng nghĩa với việc bạn cần nhân viên làm tăng ca. Một mẹo nhỏ để nhân viên tự nguyện tăng ca là xây dựng chính sách tăng ca (OT) có mức lương thưởng hợp lý; xoay vòng lịch tăng ca cho toàn thể nhân viên cửa hàng và không ép buộc khi họ đã cố gắng từ chối.
Thêm vào đó, trong thời gian tăng ca, nhà tuyển dụng lưu ý luôn phải trân trọng những nhân viên đã bỏ thời gian cá nhân của họ để làm việc cho bạn. Và nếu hiệu suất làm việc của họ phát triển vượt bậc, hãy cho họ cơ hội thăng tiến. Khi cảm thấy mình được tôn trọng và đánh giá đúng tài năng, con người sẽ có xu hướng muốn đóng góp nhiều hơn.
Như Viec.Co vẫn luôn nói ở các bài viết trước, độ tin cậy và khả năng gắn bó của ứng viên mới sẽ cao hơn nếu đó là công việc được giới thiệu từ bạn bè họ – người đã/ đang làm việc tại chuỗi. Về phía ứng viên, họ sẽ có một người thứ 3 để tham khảo và nhận xét xem mình có phù hợp với nơi làm việc này hay không. Về phía nhà tuyển dụng, bạn cũng có một người trung gian để tìm hiểu về ứng viên của mình.
Đồng thời, chính người trung gian này cũng đã lọc ra được rất nhiều hồ sơ, hiểu được công việc này cần người như thế nào trước khi “tiến cử” một ứng viên mới phù hợp. Từ đó, câu chuyện tìm được người trở nên gọn gàng, đỡ tốn thời gian sàng lọc, training và những ứng viên mới này sẽ thích nghi với môi trường làm việc nhanh hơn.