Tính đến nay, Facebook đã không còn chỉ là trang giải trí hay chia sẻ đơn thuần. Với khoảng 1 tỷ người dùng hàng ngày, có khả năng nhân viên tiếp theo của bạn đang chia sẻ ảnh hoặc trò chuyện với bạn bè trên Facebook của họ ngay bây giờ. Hiểu đơn giản hơn, với lượng người dùng “khủng” hiện nay, các đội nhân sự có thể tìm đồng đội mới cho công ty mình qua kênh Facebook
Nhưng tuyển dụng trên Facebook, làm sao cho tốt?
Thật sự, chuyện này cũng không quá phức tạp như bạn nghĩ đâu!
Hiện nay, Facebook đã cập nhật thêm nút công cụ Jobs cho các trang fanpage, công ty – doanh nghiệp có thể tuyển nhân sự bằng cách này.
Với lợi thế:
nên nhiều công ty – doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang cách tuyển dụng mới mẻ này.
Khi xây dựng tin tuyển dụng trên kênh Facebook, để “hút” người tìm việc, đội nhân sự có thể áp dụng vài tips đơn giản:
Tham khảo thêm cách xây dựng bài tuyển dụng chuyên nghiệp.
Nếu ở cách 1, ta chọn cách tiếp cận ứng viên nhanh, thẳng, hay nói vui là “xôi thịt”. Thì ở cách 2, nhà tuyển dụng đẩy nhẹ những câu chuyện con người vào page công ty. Nói cách khác là dùng “ma cũ” để bắt thêm “ma mới”.
Sử dụng hình ảnh nhân viên công ty đính kèm bài tuyển dụng, đăng các dạng bài về văn hóa công ty, tiệc tùng… để người tìm việc hiểu nhịp làm việc cũng như phong cách làm việc trong công ty – doanh nghiệp của bạn.
Hiện tại, người dùng có xu hướng thích tương tác với video clip hơn là ảnh tĩnh; vì vậy; bộ phận tuyển dụng cũng có thể đầu tư quay những clip ngắn mang tính sự kiện (lễ, Noel, tiệc công ty…) hoặc clip bắt trend (phòng dịch Corona, cover nhạc, câu nói nổi tiếng…) cho nhân viên công ty mình và đăng tải lên Facebook.
Chung quy, Facebook cũng là một kênh chia sẻ – giải trí cho người dùng, việc khéo léo truyền tải thông điệp tuyển dụng theo hình thức giải trí sẽ khiến người dùng ấn tượng và yêu thích thương hiệu của bạn hơn. Vừa quảng bá hình ảnh công ty lại vừa tuyển dụng thành công, chiến lược tuyển dụng “Đánh lái mượt mà” này thật sự rất đa năng và hữu dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp.
Taco Bell (thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh) đã làm dạng bài này rất xuất sắc. Họ không chỉ đăng tải những khoảnh khắc làm việc tại cửa hàng mà còn cả bài viết chúc mừng thành tựu cá nhân của nhân viên.
Xem thử bài tuyển dụng phong cách “Đánh lái mượt mà” của Viec.Co
Hãy tưởng tượng: Bạn tham gia vào group tuyển dụng/ trang tuyển dụng của một công ty. Tuy nhiên, ngoài các bài viết được đăng đều theo lịch, quản trị page lại chẳng mấy khi tương tác. Mỗi khi bạn đặt câu hỏi hay cần tư vấn, page thường trả lời sau 2 – 3 ngày hoặc có khi chỉ nhẹ nhàng “seen”.
Nếu gặp trường hợp đó, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Những gì bạn cảm thấy cũng chính là những điều ứng viên tiềm năng sẽ cảm nhận được. Và kết quả cuối cùng, họ sẽ đánh giá doanh nghiệp bạn 1 sao vì phong cách làm việc kém chuyên nghiệp.
Để hạn chế việc users có trải nghiệm không vui này, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị một đội chăm sóc fanpage và tương tác ngay với users khi có yêu cầu. Nếu không có đủ nhân lực cho việc này, đội nhân sự có thể chọn 2 – 3 khung giờ trong ngày để trả lời users (Ví dụ: 9 giờ sáng – 4 giờ chiều – 9 giờ tối). Việc này sẽ đồng thời hình thành thói quen cho người dùng, họ biết chắc chắn mình sẽ có được câu trả lời vào khoảng thời gian nào trong ngày.
Một lưu ý nhỏ, công ty – doanh nghiệp hãy ghi chú giờ làm việc cho fanpage, đồng thời, cài đặt tin nhắn tự động (Lời chào – Trả lời câu hỏi cơ bản – Hẹn trả lời sau khi ngoài giờ làm việc) để có thể tương tác với người dùng khi ngoài giờ làm việc.
Nếu bạn trả lời có cho tất cả những câu hỏi trên, xin chúc mừng, bạn quả thật là một nhà tuyển dụng nhanh nhạy và thông minh. Thật sự, người tìm việc rất quý trọng cơ hội việc làm tốt, nhưng điều họ còn quý trọng hơn là nhà tuyển dụng có tâm. Khi ứng viên – người tìm việc cảm thấy nhà tuyển dụng tôn trọng và nhớ đến họ, họ sẽ có ấn tượng tốt với con người của công ty – doanh nghiệp đó, và khả năng đầu quân và gắn bó với công ty là vô cùng cao.
Và cũng đừng buồn nếu bạn đa số trả lời “Không” cho các câu hỏi trên, hãy xem đây chỉ là một trắc nghiệm nhỏ về kinh nghiệm làm nghề nhân sự. Coi đó như một cơ hội để học hỏi, để hiểu thêm về nghề và hãy chủ động hơn trong lần tiếp theo bạn tương tác với ứng viên.
Ra mắt từ năm 2003, tính đến nay, Facebook có lẽ đã có lượng “mặt” đủ dày để đóng thành “sách”. Trong công ty bạn, ắt hẳn số người không dùng Facebook chỉ chiếm tỉ lệ 0,000000001%. Tận dụng sự phổ biến của trang mạng xã hội này, nhà tuyển dụng có thể nhờ các nhân sự trong công ty chia sẻ, lên bài tuyển dụng trên trang cá nhân hoặc các nhóm (group) họ tham gia để tin tuyển dụng dễ dàng đi tới đối tượng phù hợp.
Trái đất này rất tròn: Người bạn cần tuyển có thể đang là người quen với một ai đó mà bạn biết; một bạn nhân viên kho sẽ thường liên hệ với các anh em làm việc kho; một chị PG thường sẽ tham gia vào các nhóm tuyển PB – PG trên Facebook; một bạn tìm việc part time thường cũng sẽ quen biết với những bạn đang có nhu cầu tìm việc tương tự… Nói tóm lại, người làm nhân sự mà xây dựng được quan hệ tốt với các thành viên, phòng ban công ty thì ắt hẳn họ sẽ không phải quá chật vật khi muốn chia sẻ tin tuyển dụng đến đúng người. Điều này đúng cho tất cả các đối tượng tuyển dụng: từ vị trí cấp cao đến các vị trí lao động phổ thông; từ tuyển dụng cá nhân đến tuyển dụng mass (tuyển số lượng lớn).
Bí quyết để cách này dễ thành công: Làm một người làm nhân sự tử tế, biết cách xây dựng văn hóa, kết nối con người trong tổ chức. Và một yếu tố không kém phần quan trọng để đi đến thành công: Hãy trao phần thưởng cho người hỗ trợ tuyển dụng hiệu quả.
Hiện nay, công nghệ đang dần phát triển thêm, từ đó nhà tuyển dụng lại càng có nhiều phương tiện hơn để tiếp cận đến người tìm việc (Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok, Zalo…) Thêm vào đó, người tuyển dụng còn có thể sử dụng các công cụ tuyển dụng có tính tự động cao hơn để giúp quy trình tìm – lọc – chọn – chốt ứng viên bớt rườm rà.
Cái hay của người làm tuyển dụng là cách nhận ra điểm mạnh của từng kênh tuyển dụng và sử dụng được mỗi kênh cho những mục đích tuyển dụng khác nhau: Facebook có cái hay của Facebook, Google Form – Sheet có cái hay của Google Form – Sheet và công cụ tuyển dụng tự động (ATS) có cái hay của riêng nó… Chung quy lại, để tuyển dụng thành công, bộ phận nhân sự hãy học cách kết hợp các công cụ tuyển dụng và vận dụng chúng một cách thông minh cho từng chiến lược.