Ngày 9/2/2020, VTV có đưa một phóng sự về tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông.
Những điểm chính từ phóng sự này
Có lẽ ILO có cái lý của họ khi thị trường lao động Việt Nam có quy mô gần 60 triệu người, và thuộc nhóm dồi dào. Tuy vậy, vấn đề về việc cải thiện chất lượng việc làm không phải là ngày một ngày hai.
Còn doanh nghiệp vẫn đối diện với một nỗi đau kinh niên, thiếu lao động.
Trên thực tế, chúng ta thấy thị trường đang cung cấp vô vàn lời giải. Rất nhiều website tuyển dụng, và họ cũng là những đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm cũng như tập dữ liệu người dùng phong phú. Và ngay cả những “ông lớn” trong ngành cũng chưa thỏa mãn thị trường. Sẽ không hợp lý khi đối diện với một căn bệnh kinh niên, mà đưa ra một “đơn thuốc” cũ và cầu mong khỏi bệnh. Viec.Co không tiếp cận bài toán bằng cách đơn thuần tạo ra một kênh tuyển dụng mới.
Quay trở lại những điều cơ bản.
Số người tuyển được = (1) Tổng số người vào phễu x (2) Tỷ lệ tuyển dụng dụng thành công
Hãy thử cùng nhìn từng yếu tố của công thức trên.
Công nghệ trong khoảng 2 – 3 năm trở lại đây đem lại cho chúng ta những quyền năng tuyệt vời để tiếp cận những nguồn lực mà trước giờ ta không bao giờ nghĩ tới. Cụ thể, Facebook ở Việt Nam có khoảng 60 triệu người dùng. Họ cung cấp cho mỗi dùng một năng lực tạo ra quảng cáo, hay đúng hơn là cơ hội tiếp cận tới 60 triệu người này. Đây là một đột phá so với trước đây. Vậy có thực là chúng ta đang thiếu đầu vào?!
Phần này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ cả phía chiến lược chung của doanh nghiệp, cũng như cả chủ quan của ứng viên. Nhưng là nhà tuyển dụng, chúng ta có thể tập trung vào những gì ta kiểm soát được. Ví dụ, ứng viên nhóm này thường rất hay… quên lịch phỏng vấn. Vậy tại sao không gửi cho họ tin nhắn nhắc họ ngày/ giờ/ địa điểm phỏng vấn nhỉ? Tình hình bắt đầu phức tạp lên vì bạn đang tuyển… quy mô rất lớn, và có nhiều địa điểm phỏng vấn?! Nghĩa là hẹn mỗi ứng viên là một tin nhắn khá riêng biệt và số lượng lớn nữa. Làm việc này rõ ràng khá chán, có thể nhầm lẫn, và tốn thời gian (cũng là chi phí – tiền bạc). Nhưng không làm thì ứng viên rớt.
Và đây chỉ là một trong các vấn đề cần làm để cải thiện chỉ số này.
Thay vì, cung cấp thêm một kênh tuyển dụng trên thị trường, chúng tôi nghĩ khác. Hệ thống quản lý tuyển dụng Viec.Co giúp bạn hai vấn đề dưới đây
Ở Việt Nam, Thế giới di động, đơn vị bán lẻ lớn nhất Việt Nam (theo doanh thu), hàng năm tuyển hàng chục ngàn người, đang kiên định theo con đường này.
Thế giới di động làm tuyển dụng gần như ở một đẳng cấp khác. Từng ứng viên được nhắc nhở, chăm sóc, và luôn biết về kết quả ứng tuyển của mình kịp thời.
Trích cựu quản lý tuyển dụng của Thế giới di động.
Việc cư xử chuyên nghiệp, tôn trọng ứng viên dù họ là ai xuất phát thế nào, đó là cách không thể tốt hơn để xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho đơn vị bạn. Theo nhiều nghiên cứu, hướng đi này là đúng đắn. Khảo sát CareerBuilder năm 2015 cho thấy thất bại trong tạo ra trải nghiệm tốt cho ứng viên sẽ ảnh hưởng tiêu cực về hiệu quả tuyển dụng. Theo nghiên cứu khác của CareerArc, 72% ứng viên mà có trải nghiệm không tốt sẽ đi… kể với một ai đó trực tiếp hoặc đưa lên mạng. Bạn có muốn rủi ro thương hiệu tuyển dụng của mình trong thời đại của mạng xã hội?
Hiểu vai trò của cả quản lý dữ liệu ứng viên, và trải nghiệm ứng viên, Hệ thống quản lý tuyển dụng Viec.Co được thiết kế để xoay quanh những giá trị cốt lõi này. Cảm thấy cách tiếp cận hợp lý?!
Đăng ký sử dụng thử tại ĐÂY. Viec.Co đang có chính sách thử nghiệm miễn phí cho tới 500 hồ sơ đầu tiên.
* Thật ra cũng có thể hiểu đây là bài toán tuyển Mass (tuyển dụng quy mô lớn cho cả các vị trí sale, chăm sóc Khách hàng, nghiên cứu thị trường…).