[Thuật ngữ chuyên ngành] Collar worker là gì?
10/06/2020 viết bởi Nhu Do  

Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ riêng mà người trong ngành nên tự trau dồi. Các cụm từ như “white collar worker”, “blue collar” hay “pink collar”… các đội nhân sự đã từng nghe qua chưa?

Cụm từ “collar worker” dịch sát nghĩa là cổ áo người lao động, các màu sắc ở phía trước dùng để định màu cho nhóm người lao động đó; và mỗi màu đại diện do một nhóm ngành khác nhau. 

Các màu của cổ áo ngoài dùng để phân biệt ngành lao động thì còn dùng để phân biệt trình độ cũng như thu nhập của người lao động. Nếu trước đây chỉ có vài màu cổ áo cơ bản (xanh dương, trắng) thì ngày nay, với sự phát triển đa dạng các loại hình lao động, chúng ta còn có những màu như sau:

White collar worker: Nhóm lao động văn phòng

Cụm “white collar worker” được sử dụng lần đầu vào năm 1913 bởi Upton Sinclair. Cụm từ này dùng để chỉ chung nhóm nhân viên làm việc văn phòng, ngồi bàn giấy. Các công việc của white collar worker rất đa dạng, từ cấp quản lý đến nhân viên, và ứng dụng được cho nhiều mô hình kinh doanh cũng như nhân viên các phòng ban:

  • Kế toán
  • Tư vấn
  • Marketing
  • Sales

Hiện tại Viec.Co đang tuyển nhiều vị trí white collar worker. Nhấp vào tên công ty để xem mô tả công việc và ứng tuyển nhé!

Vexere – Tổng đài viên (6,000,000 – 8,500,000/ tháng)
Sơn Nguyễn – NV sale (~ 15,000,000/ tháng)
Aivivu – Facebook marketing (6,000,000 – 8,000,000/ tháng)

Theo khảo sát trên trang Career Builder, mức lương trung bình của nhân viên văn phòng nói chung là từ 5,900,000 – 10,000,000VND.

Tuy nhiên, mức lương trung bình có thể thay đổi tùy theo chuyên môn của người lao động (Tư vấn, IT, Web developer, Marketing, CSKH…)

Xem thêm: Phễu tuyển dụng là gì?

Blue collar worker: Nhóm lao động phổ thông – công nhân

Cụm từ này dùng để chỉ các công việc lao động phổ thông: công nhân, kho bãi, xưởng, nhà máy… Upton Sinclair cũng là người đầu tiên phổ biến cụm từ blue collar worker này trong những năm đầu thế kỉ 20. Công việc của nhóm cổ áo xanh dương thường có mức lương thấp hoặc trung bình và được tính theo giờ.

Theo khảo sát trên trang Career Builder, mức lương trung bình của lao động phổ thông là từ 4,900,000 – 7,100,000VND

Theo lịch sử, công nhân ngày xưa chủ yếu mang đồng phục màu xanh dương, nhân viên văn phòng mang áo sơ mi trắng, cài khuy.

Hiện tại Viec.Co đang tuyển mass (tuyển số lượng lớn) blue collar worker. Nhấp vào tên công ty để xem mô tả công việc và ứng tuyển nhé!

NV kho – Ship 60 (6,000,000/ tháng)
NV bảo vệ – Vietnam New (6,000,000/ tháng)
NV nhà xe – 286 (6,500,000 – 10,000,000/ tháng)

Xem thêm: Đâu là nguồn nhân lực chất lượng cho tuyển dụng mass?

Pink collar worker: Nhóm lao động ngành dịch vụ

Vào cuối những năm 90, cụm từ “pink collar worker” được nhà văn, nhà phê bình xã hội sử dụng để chỉ chung nhóm lao động của các ngành dịch vụ như y tá, thư ký, giáo viên tiểu học, phục vụ, làm đẹp… Sở dĩ nhóm ngành này sử dụng màu sắc nữ tính như vậy là bởi vì ngày xưa, phụ nữ thường đảm nhiệm những công việc này. Tuy nhiên ngày nay, nhóm pink collar bao gồm cả nam và nữ làm việc trong ngành dịch vụ.

Thu nhập của nhóm này thường khá thấp. Theo khảo sát mức lương trung bình của các ngành nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng thường rơi vào khoảng 4,000,000 – 6,000,000 tùy vào kinh nghiệm cũng như quy mô kinh doanh.

Hiện tại Viec.Co đang tuyển nhiều vị trí pink collar worker. Nhấp vào tên công ty để xem mô tả công việc và ứng tuyển nhé!

NV phục vụ part-time – Golden Gate (144,000 – 158,000/ ngày)
NV tư vấn – CSKH – Mani Spa (8,000,000 – 12,500,000/ tháng)
NV tư vấn bán hàng – Concung (5,000,000 – 7,000,000/ tháng)

Xem thêm: 07 yếu tố cần của nhân sự ngành dịch vụ

Open collar worker: Nhóm lao động tự do (freelancer)

Xã hội phát triển, nhiều loại hình kinh doanh phát triển, từ đó, người lao động cảm thấy việc dành 8 tiếng mỗi ngành đến văn phòng thật chán nản, cùng lúc đó, phía lãnh đạo các công ty cũng nghĩ có những công việc có thể làm từ xa hoặc làm ít giờ lại (giảm được chi phí trả lương)… Chính vì những lý do đó, thuật ngữ “open collar worker” ra đời.

Chỉ cần đạt được yêu cầu, KPI và hoàn tất công việc theo kế hoạch, thỏa thuận giữa 2 bên, thì open collar worker có thể làm ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào họ muốn. Thu nhập của nhóm freelancer cũng không có con số cụ thể, nó tùy thuộc vào số giờ làm, nhiệm vụ cũng như thỏa thuận giữa người lao động và công ty.

Các công việc freelance thường là viết nội dung (content writer), quản trị page/ web, chăm sóc – tư vấn ngoài giờ hành chính, nhập liệu…

Xem thêm: Làm thời vụ có nên tham gia bảo hiểm xã hội?

No collar worker: Nhóm chưa có việc làm

Đây là thuật ngữ mới, vừa xuất hiện trong những năm gần đây, dùng để chỉ nhóm lao động có trình độ (hoặc sinh viên đã tốt nghiệp) nhưng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp/ ổn định.

Xem thêm:
Ảnh hưởng Covid-19 đến lao động trẻ: 1/6 thanh niên toàn cầu mất việc
Mùa Covid, biết tìm việc nơi đâu?

Nếu chưa tìm được việc phù hợp, đừng chỉ ngồi yên một chỗ chờ việc tới. ĐĂNG KÝ hồ sơ online NGAY tại Viec.Co và chọn cho mình công việc thích hợp nhé!

Yellow collar worker: Nhóm người lao động làm các ngành sáng tạo như quay phim, chụp ảnh, thiết kế…

Gold collar worker: Nhóm người lao động thuộc các ngành có chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ, kĩ sư nghiên cứu. Ngoài ra, gold collar worker còn dùng để chỉ những lao động trẻ, thu nhập thấp nhưng có xu hướng chi tiêu vào các mặt hàng, dịch vụ xa xỉ (thường nhờ vào sự hỗ trợ tài chính của gia đình)

Orange collar worker: Nhóm lao động tù nhân

Grey collar worker: Nhóm người lao động làm các ngành tương tự như white và blue collar. Ngoài ra nhóm grey collar còn có thể là nhân viên các ngành như cảnh sát, cứu hỏa, bảo vệ… hoặc người làm việc sau tuổi về hưu

Green collar worker: Nhóm người lao động làm các ngành về môi trường hoặc năng lượng tự nhiên

Red collar worker: Nhóm người lao động thuộc ngành chính trị

Black collar worker: Nhóm người lao động ngành dầu mỏ

Theo Hassan Choughari – LinkedIn

Chia sẻ:
logo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ
logologo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
logo
logologo
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ