Tình hình kinh doanh bán lẻ truyền thống ở Đông Nam Á mùa Covid-19 & Hướng cải thiện
07/04/2020 viết bởi Nhu Do  

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến các cửa hàng bán lẻ, chợ hay trung tâm mua sắm trở nên vắng vẻ tại Việt Nam nói riêng và trên khắp châu Á nói chung.

Tình hình thị trường

Ngoại trừ những tuần đầu tiên, người tiêu dùng quét sạch siêu thị để mua giấy vệ sinh, mì ăn liền và gạo. Hầu hết hiện tại người ta đều tránh các khu vực đông đúc, và không mua sắm khi không cần thiết; hạn chế đi du lịch khắp châu Á cũng như trên toàn cầu.

Bên cạnh sự trì trệ của các chuyến công tác, bản thân ngành du lịch cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Theo Tổng cục Du lịch Singapore (STB), lượng khách du lịch dự kiến sẽ giảm 25 đến 30% trong năm nay do virus Covid-19. Đại dịch này thực sự sẽ có tác động tiêu cực đến doanh số bán lẻ, đặc biệt là đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn ngoại tệ từ du lịch. 

Ở Malaysia, các nhà bán lẻ đã khuyến khích các chủ trung tâm mua sắm giảm giá cho thuê từ 30-50% sau khi họ bị giảm doanh số lên tới 50%. Bộ Du lịch Philippines thông báo rằng chương trình “Ngày hội bán hàng toàn quốc” sẽ bị hoãn cho đến khi có thông báo mới. Sự kiện này ban đầu được lên kế hoạch bắt đầu vào Chủ nhật, ngày 1 tháng 3 năm 2020.

Trái ngược với tình trạng chán nảnngành bán lẻ truyền thống đang phải đối mặt, thương mại điện tử thì lại có lợi từ khi virus này bùng phát. Người dân lúc này đổ xô các nhu yếu phẩm trên nền tảng trực tuyến.

Các trang TMĐT như Shopee, Tiki… đã đẩy mạnh chiến dịch bán hàng mới cho mùa Covid

Tại Trung Quốc, Carrefour đã báo cáo dịch vụ vận chuyển rau củ quả tăng 600% trong thời gian Tết Nguyên đán và JD.com đã tăng 215% doanh số bán hàng trực tuyến lên đến 15.000 tấn chỉ trong 10 ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2020. Alibaba cũng trải qua một tác động tích cực do kết quả của SARS bằng cách nắm bắt cơ hội C2C (các cá nhân khách hàng tự trao đổi hàng hoá với nhau). Và công ty đã tạo ra kênh Taobao do kết quả của việc giảm khách du lịch nước ngoài đến nước này.

Mô hình hành vi này tương tự như tác động mà SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính) gây ra đối với hành vi mua hàng gần hai thập kỷ trước. SARS thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và tương tự, với sự bùng nổ của COVID-19, nó cũng nhanh chóng có lợi cho những kênh bán hàng trực tuyến.

Giống như SARS, sự hiện diện của COVID-19 sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến, tuy nhiên, tác động sẽ còn rộng hơn nữa vì sự lây lan COVID-19 có tính chất toàn cầu hơn. Vì vậy, các nhà bán lẻ và trung tâm mua sắm có thể làm gì để tăng doanh thu và vẫn duy trì trong những thời điểm thử thách này?

Giải pháp cho các nhà bán lẻ mùa Covid

1. Chuyển sang hình thức online

Theo Esther Ho, giám đốc quản lý kinh doanh của trường đại học Nanyang Polytechnic:i: “Doanh số của các cửa hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tình hình COVID-19. Điều này có thể mang đến động lực để các nhà bán lẻ cân nhắc nghiêm túc việc bán hàng trực tuyến, đặc biệt nếu có câu chuyện thành công nào được chia sẻ thì họ còn có động lực hơn nữa.”

Những ví dụ điển hình về những câu chuyện thành công như vậy sẽ không thể thiếu câu chuyện của Lugia and Awfully Chocolate. Công ty đã báo cáo rằng doanh số bán hàng trực tuyến của họ đã có một sự đột biến, mặc dù sự sụt giảm mạnh doanh số tại các cửa hàng offline trong trung tâm mua sắm do COVID-19 là điều không thể tránh khỏi.

Đặc biệt trong mùa nCOv, việc mua thực phẩm, nhu yếu phẩm càng trở nên cấp thiết và khó khăn hơn khi người dân cần bảo đảm an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như toàn xã hội (theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/03/2020). Để giải quyết nỗi lo này, các siêu thị ở TP HCM và Hà Nội (SaiGon Coop, BigC, VinMart…) đã kích hoạt chương trình bán hàng qua điện thoại, ứng dụng; đi kèm với các mặt hàng đa dạng, các siêu thị còn tạo thêm nhiều chính sách ưu đãi, đa dạng cách thanh toán… nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng online, đồng thời thực hiện tốt cách ly an toàn xã hội.

2. Phát triển dịch vụ giao hàng hoặc  “mua hộ”

Có thể nói dịch vụ giao hàng là 1 loại hình không mới nhưng đã trở nên vô cùng sáng giá trong thời điểm hiện nay. Như Coop Mart, BigC hay nhiều siêu thị khác đã có dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng hay sự bùng nổ của Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, GrabExpress… thì hiện tại, ngoài mảng giao hàng hóa, lượng đơn hàng đặt mua thức ăn take away qua các ứng dụng Baemin, Grab, Now… cũng tăng lên chóng mặt. Nếu trước đây, dịch vụ Food Delivery này tập trung đánh vào giới văn phòng thì hiện tại, các ứng dụng Food Delivery đã đánh thêm được đối tượng là hộ gia đình (do sự phát triển mạnh của work from home những tuần gần đây), và gần như tất cả các thành viên trong gia đình đều biết đến app và có thể thao tác đặt hàng một cách thành thạo.

Nói đến lĩnh vực giao hàng hay “mua hộ”, mùa Covid này, ông lớn Grab vừa mới ra mắt tính năng “Đi siêu thị hộ” hay còn gọi là GrabMart, và dịch vụ này đã ngay lập tức trở nên hút khách.

Với dịch vụ mới GrabMart, người dùng Grab có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả… từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đặc biệt, khách hàng không cần phải ghi chú đơn hàng, mà đơn hàng sẽ “chạy” thẳng đến máy nhận đơn của các cửa hàng/siêu thị liên kết với GrabMart. Đối tác tài xế nhận đơn hàng GrabMart chỉ cần đến cửa hàng, báo số đơn, chờ nhận hàng và giao hàng.

Được biết, trong thời gian thử nghiệm tại TPHCM, lượng đơn hàng GrabMart tăng rất cao. Có thể nói trong giai đoạn dịch vụ chở khách cả 2 bánh lẫn 4 bánh phải tạm dừng hoạt động, Grab đã đưa ra chiến lược tuy không mới nhưng vô cùng thông minh để có thể tiếp tục “lăn bánh” trong mùa nCOv.

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi online là gì?

Chuyển đổi online hay còn gọi là chuyển đổi số có thể hiểu là một phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm hiện đại hóa hệ sinh thái công nghệ, quy trình và chiến lược hoạt động của một tổ chức, nhờ tận dụng những tiến bộ mới nhất trong đám mây, di động, phân tích và trải nghiệm người dùng để tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng khi làm việc và tương tác với khách hàng. Việc chuyển đổi như vậy có thể bao gồm các hệ thống doanh nghiệp, ứng dụng khách hàng hoặc cả hai.

Theo nghiên cứu của IDC, chuyển đổi kỹ thuật số chiếm hơn 40% tổng chi tiêu CNTT và dự kiến sẽ đạt 2 nghìn tỷ đô la vào cuối năm tới. Trong đó bao gồm việc áp dụng tất cả các công nghệ số khác nhau, từ đám mây, an ninh mạng cho đến trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này dẫn đến tổng doanh thu và lợi nhuận cao hơn cho các công ty. Mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ số dẫn đến tăng trưởng doanh thu.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, chuyển đổi online càng khẳng định được tầm quan trọng của mình. Đọc thêm vai trò kinh tế của chuyển đổi online tại đây.

Hầu hết các nhà bán lẻ lớn đã bắt đầu dấn thân vào ngành thương mại điện tử trong thập kỷ qua như một phần của chiến lược tổng thể. Nhiều công ty khác có thể nhờ vào sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng để thúc đẩy kế hoạch bán hàng online, đảm bảo rằng khách hàng vẫn có thể “truy cập” cửa hàng của họ trong thời điểm khó khăn như hiện tại.

Theo Cafe Biz & VN Express

Chia sẻ:
logo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ
logologo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
logo
logologo
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ