Nhân sự cấp C đóng vai trò chiến lược trong một tổ chức; họ giữ các vị trí cấp cao và tác động đến các quyết định của toàn công ty. C là viết tắt của cụm từ Chief (trưởng), do đó, một nhân sự cấp C (còn có thể hiểu là giám đốc điều hành cấp C hay là giám đốc điều hành C-Suite) phụ trách toàn bộ các bộ phận hoặc đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như Marketing, Tài chính và IT (công nghệ thông tin)…
Đây là vai trò cao nhất trong một công ty. CEO giám sát và ra quyết định cho tất cả các hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm cho sự thành công của tổ chức. Tất cả các giám đốc cấp C khác sẽ báo cáo cho CEO. Trong một số trường hợp, người sáng lập hoặc đồng sáng lập của công ty sẽ đóng vai trò là giám đốc điều hành.
COO chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Nói cách khác, COO đảm bảo rằng công ty hoạt động nhịp nhàng theo quy trình, (tương tự như cách các bánh răng đồng hồ ăn khớp với nhau). COO thường là người đóng vai trò điều hành hoạt động doanh nghiệp thứ hai, đứng sau CEO.
Giám đốc tài chính sẽ quản lý tất cả các vấn đề tài chính của công ty. CFO chịu trách nhiệm phân tích ngân sách dài hạn hoặc rủi ro tài chính cho công ty, đồng thời cũng giám sát các báo cáo tài chính và tình trạng tài chính tổng thể của công ty.
CTO chịu trách nhiệm về lĩnh vực công nghệ của công ty. Họ nghiên cứu và thực hiện các hệ thống mới, giám sát an ninh và thiết lập cơ sở hạ tầng… với mục đích phát triển mặt công nghệ, kỹ thuật cho công ty. Thông thường, thuật ngữ Giám đốc thông tin (CIO – Chief Information Officer) cũng được sử dụng cho cùng vai trò này.
Khi một công ty có cả hai chức danh CIO và CTO, CTO chịu trách nhiệm xây dựng các sản phẩm và tính năng công nghệ mới trong khi trọng tâm của CIO là phát triển công nghệ, kĩ thuật cho nội bộ, đảm bảo các hệ thống CNTT hoạt động hiệu quả.
Đây là người mà chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing. Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu của công ty, các chiến lược đó có thể xoay quanh digital marketing, quảng cáo, định vị sản phẩm trên thị trường, tổ chức sự kiện hay quảng bá thông qua các chiến dịch email…
CHRO giám sát những vấn đề liên quan đến con người của tổ chức. Họ tổ chức cách thức tuyển dụng, lộ trình thăng tiến, đào tạo và đánh giá nhân viên. CHRO cũng quản lý các chiến lược nhân sự dài hạn, chẳng hạn như lập các kế hoạch thu hút nhân tài (talent acquisition) cho các phòng ban của công ty.
Xem thêm: Employer Branding là gì?