Đây là chủ đề có thể viết được cả cuốn sách. Giới hạn trong phạm vi giải thích tóm tắt thuật ngữ, chúng tôi sẽ chỉ tóm lược những điểm quan trọng nhất.
Khó có một định nghĩa chuẩn chỉnh về Chuyển đổi số là gì. Ở đây chúng tôi sẽ đưa ra những định nghĩa cho rằng là phổ thông, đủ tính dễ hiểu và bao quát nhất
Tạo ra biểu diễn số của các thực thể vật lý/ sự kiến. Đây là khái niệm mọi người hay nhầm lẫn với chính quá trình chuyển đổi số. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đang dừng ở bước này, tức là số hóa các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Nhưng đây cũng là bước nền tảng nhất để tiến lên các bước tiếp theo.
Thay đổi hoặc sáng tạo Mô hình kinh doanh và hoạt động mới
Chuyển đổi toàn diện tổ chức: Tư duy, lãnh đạo, văn hóa… với mô hình hoạt động mới.
Hạ tầng số là những thành phần cơ bản và thiết yếu nhất cần có để hoạt động trong kỷ nguyên số. 5 hạ tầng này gồm:
Nền tảng số: Hiểu đơn giản, đây là nền móng để mọi người có thể xây dựng các giải pháp của mình trên đó. Có hai loại nền tảng số:
Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số. Với một tổ chức, nhận thức của lãnh đạo cao nhất là điều kiện tiên quyết, để từ đó truyền nhận thức, thay đổi tư duy và khát vọng tới các thành viên.
Bước 2: Xây dựng được chiến lược và lộ trình chuyển đổi số. Xác định trạng thái hiện tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu, xây dựng lộ trình với các giai đoạn hợp lý và kế hoạch thực hiện từng giai đoạn với nội dung cụ thể.
Bước 3: Xây dựng năng lực số, gồm hạ tầng thiết bị và dữ liệu, đào tạo nhân lực số, xây dựng văn hoá đổi mới trong tổ chức với mô hình hoạt động mới…
Bước 4: Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi.
Bước 5: Xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới.
Bước 6: Thực hiện chuyển đổi toàn diện với kết quả của các bước trước.
Một ví dụ về chuyển đổi số là ứng dụng việc tự động hóa tuyển dụng quy mô lớn bằng công nghệ. Thay vì sử dụng các công cụ truyền thống, có tính phân mảnh cao như Facebook, Google Sheet, Excel… thì doanh nghiệp có thể chọn một nền tảng có tính đồng bộ cao, giúp mình xử lý một khối lượng ứng viên lớn, gia tăng hiệu quả nhưng không đánh đổi về chất lượng.
Chuyển đổi số là một câu chuyện dài hạn. Một số nhân viên sẽ thấy quá trình này khó khăn. Bất kể họ cảm thấy khó khăn trong việc học, thích ứng công nghệ mới, hay đó là sự chống lại thay đổi, thì doanh nghiệp cũng cần xác định rõ quan ngại của họ với một kế hoạch cụ thể, và tính toán. Với việc đào tạo, huấn luyên phù hợp từ các cấp quản lý và lãnh đạo, những khó khăn đó có thể được vượt qua. Để quá trình chuyển đổi số thật sự thành công, chỉ khi nó có được sự đồng thuận dọc cũng như ngang của bộ máy (phòng ban và các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên) và đôi khi là cả Khách hàng.
Bài viết có tham khảo nhiều nguồn và Trích lược phần lớn từ Tạp chí Tia sáng