Cách tìm, tuyển freelancer hiệu quả cho doanh nghiệp
27/08/2020 viết bởi Nhu Do  

Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ hay cần được trợ giúp về một dự án ngắn hạn cho doanh nghiệp, thuê một freelancer có thể là một lựa chọn tốt. Bạn có thể tiết kiệm chi phí tuyển dụng cho các phúc lợi, thuế liên quan đến nhân viên toàn hoặc bán thời gian, đồng thời vẫn có thể làm việc với người có chuyên môn và đạt được thành quả như mong muốn.

Vậy trong việc tìm và chọn freelancer, chúng ta có những lưu ý hay mẹo gì để có thể “chọn mặt gửi vàng” cho một ứng viên thực sự phù hợp?

I. Các kênh tuyển freelancer

Khi tuyển công tác viên (CTV) hay còn gọi là freelancer, các nhà tuyển dụng có thể sử dụng các hình thức sau:

1. Nền tảng chuyên tuyển dụng các freelancers

Các nhà tuyển dụng có thể tìm các freelancer một cách dễ dàng hơn khi bạn chọn đúng nơi tập trung của họ. Tùy theo ngành nghề mà mỗi trang tuyển lại tập trung đánh vào những nhóm freelancer khác nhau.

Các đội HR lưu ý, để có thể chọn được freelancer ưng ý mà lại không lãng phí quá nhiều thời gian tìm, lọc hồ sơ, bạn cần:

  1. Xác định nhóm ngành mình đang tuyển
  2. Chọn trang tuyển freelancer liên quan đến ngành nghề đó

Một số trang tuyển freelancer các đội tuyển dụng có thể tham khảo:

Trang trong nước

  • viec.co (Chuyên các công việc logistic, F&B, lao động phổ thông…)
  • freelancerViet.vn
  • vlance.vn
  • beelancer.vn

Trang quốc tế

  • upwork.com
  • peoplePerHour.com

2. Các trang mạng xã hội

Ngoài Twitter và Facebook, các nền tảng mạng xã hội khác cũng có thể trở thành một kênh tuyển dụng hữu ích. Tùy vào loại hình doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh trên trang xã hội nào mà bạn có thể chọn trang phù hợp để tuyển dụng, tiếp cận được đến nhiều người hơn.

Đọc thêm: Tuyển dụng trên Facebook: Làm sao cho tốt?

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn chuyên về thời trang, cái đẹp, Instagram sẽ là lựa chọn phù hợp để bạn quảng bá thương hiệu cũng như tìm người lao động (từ chính những followers của bạn). Nếu doanh nghiệp bạn cần tuyển dụng các đối tượng lao động phổ thông, lập trình viên, nhân viên phục vụ… cách chọn (hoặc sử dụng cùng lúc nhiều trang mạng xã hội) thông minh sẽ giúp bạn dễ tìm được ứng viên hơn.

Note: TikTok đang là kênh mạng xã hội làm mưa làm gió hiện nay. Các nhà tuyển dụng cũng có thể thử sử dụng và xem hiệu quả tuyển dụng của kênh này nhé!

II. Đánh giá hồ sơ ứng viên freelancer

Chất lượng công việc là tiêu chí quan trọng nhất. Để đánh giá một freelancer, chúng ta cần:

Đọc nhận xét về ứng viên

Nếu nhà tuyển dụng đang dùng các nền tảng chuyên tuyển freelancer, hãy xem các đánh giá của khách hàng về ứng viên mà bạn khoanh vùng. Nếu họ có đánh giá thấp trên trang, hãy xem xét các lý do mà họ bị nhận xét kém và cân nhắc chọn freelancer khác để tránh những tình huống không vui có thể xảy ra khi hợp tác cùng nhau trong tương lai.

Xem CV/ porforlio của họ

Đọc qua CV của họ để xem độ phù hợp về kinh nghiệm cũng như chuyên môn của ứng viên đối với công việc đang tuyển dụng.
Nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm người có trình độ chuyên môn nhất định hoặc các kỹ năng cụ thể, hãy chọn những freelancer đã từng làm việc trong các dự án tương tự như của bạn.

Note: Đây là lý do vì sao việc tạo/ cập nhật hồ sơ online trên app Viec.Co thường xuyên sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn với người tuyển dụng.

Giao một dự án nhỏ hơn

Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu freelancer thực hiện một phần của dự án lớn mà bạn đang cần tuyển người. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá chất lượng công việc của freelancer ngay từ đầu. Các dự án thử/ nhỏ (có trả lương) như vậy đặc biệt hữu ích khi bạn đang thuê freelancer cho các dự án lớn hoặc khi cần duy trì ổn định tiến độ dự án.

Gặp họ

Không phải lúc nào bạn cũng có thể gặp mặt trực tiếp với các freelancer, nhưng hãy cố gắng sắp xếp một cuộc gặp online qua điện thoại hoặc video. Nói chuyện với họ, giải thích chi tiết về dự án của bạn và để họ đặt câu hỏi. Các freelancer tốt sẽ quan tâm đến việc hiểu các yêu cầu của bạn và họ sẽ đề xuất những gì họ cần để hoàn thành dự án tốt hơn.

III. Cách quản lý freelancer

Việc quản lý nhân viên toàn thời gian có thể không có gì khó khăn hay mới lạ với nhân sự của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thuê CTV để thực hiện các dự án quy mô lớn hơn, bạn có thể cần phải suy nghĩ thêm về cách quản lý họ đúng cách.

Dưới đây là 03 mẹo giúp bạn quản lý tốt freelancer:

1. Rõ ràng khi trao đổi công việc

Để truyền đạt kỳ vọng của bạn một cách hiệu quả, khi giao tiếp với freelancer, hãy cung cấp:

Deadline: Vì bạn có thể không phải là khách hàng duy nhất của freelancer, hãy thảo luận và đặt ra deadline để có thể nhận công việc đúng hạn.

Các mốc quan trọng: Chia các dự án lớn thành các cột mốc quan trọng – khi các freelancer hoàn thành các mốc công việc này, họ nhận được một phần thanh toán trong tổng thù lao của họ. Các mốc này sẽ giúp nhà tuyển dụng theo dõi tiến độ tốt hơn và khiến freelancer cảm thấy an tâm hơn khi làm việc cùng bạn. Và, trả lương theo thành quả sẽ khiến freelancer đặt trọng tâm vào chất lượng hơn là số giờ làm việc.

Tầm nhìn: Trao đổi trước các yêu cầu của bạn với freelancer, càng rõ ràng càng tốt, để đảm bảo cả hai đều hiểu và có thể hợp tác vui vẻ, lâu dài cùng nhau.

Diễn đạt rõ ràng với freelancer về task hoặc dự án nhỏ này liên quan hoặc gắn kết như thế nào đến một dự án hoặc chiến lược lớn hơn. Một freelancer giỏi sẽ tìm cách điều chỉnh sản phẩm của họ phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của bạn.

2. Các điểm cần tránh khi làm việc với freelancer

Lên thời gian biểu chính xác: Việc chỉ định thành phẩm và deadline là điều cần thiết, nhưng việc cho các freelancer của bạn biết bao nhiêu giờ làm việc hoặc phải làm trong khung thời gian nào có thể dẫn đến một số rắc rối pháp lý.

Giao các nhiệm vụ then chốt: Nhằm hạn chế rủi ro không đáng có, công việc được giao cho các freelancer không nên là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.

Trang trải chi phí của họ: Hạn chế thanh toán cho thiết bị, dụng cụ, đào tạo, vận chuyển hoặc các chi phí khác nếu không cần thiết.

Giám sát chặt chẽ công việc của họ: Thỉnh thoảng, bạn có thể kiểm tra với freelancer để nhận thông tin cập nhật về một dự án. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tránh yêu cầu họ làm việc theo các phương pháp cụ thể hoặc báo cáo thường xuyên.

Sử dụng cơ cấu trả lương giống với nhân sự full-time: Cần có sự khác biệt trong cấu trúc thanh toán của freelancer và nhân viên full-time. Bạn có thể trả theo giờ hoặc theo thành phẩm. Dưới góc nhìn của luật pháp, việc trả một số tiền cố định theo định kỳ có thể biến những người làm nghề tự do của bạn thành nhân viên toàn thời gian.

Là khách hàng duy nhất của họ: Một freelancer không nên quá phụ thuộc kinh tế vào chỉ một công ty nào bất kì. Đảm bảo rằng bạn không giao cho freelancer của mình quá nhiều việc, khiến họ không thể làm việc cùng những khách hàng khác được.

3. Trân trọng freelancer của mình

Nếu bạn hài lòng với công việc của một freelancer, hãy thực hiện các động thái để giữ chân họ lại với công ty. Trong tương lai, bạn có thể cần hợp tác tiếp với họ trong dự án mới hoặc tạo việc làm full-time cho họ. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để đôi bên có thể tiếp tục hợp tác vui vẻ trong những lần tiếp theo:

  • Để lại đánh giá tích cực trên hồ sơ của họ.
  • Cảm ơn họ công khai trên tài khoản mạng xã hội của nhà tuyển dụng hoặc tài khoản công ty.
  • Giới thiệu họ với một đối tác hoặc doanh nghiệp đang cần tìm freelancer.
  • Mời họ ăn mừng sự kết thúc của một dự án mà họ đã tham gia.

Kết

Khi nhận được sự trân trọng từ phía doanh nghiệp, ắt hẳn freelancer sẽ có ấn tượng tốt về nhà tuyển dụng cũng như thương hiệu doanh nghiệp đã làm việc cùng họ. Từ những cái nhìn tích cực đó, họ sẽ có xu hướng chia sẻ câu chuyện hợp tác của đôi bên đến các mối quan hệ của họ. Nhờ vậy, ấn tượng cũng như độ ảnh hưởng của doanh nghiệp bạn sẽ trở nên đẹp và lan tỏa mạnh hơn đến cộng đồng.

Theo Workable

Chia sẻ:
logo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ
logologo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
logo
logologo
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ