Tạo ấn tượng chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng là điều người tìm việc nào cũng muốn đạt được trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn có biết, để thể hiện được mình là một ứng viên chuyên nghiệp, bạn cần thể hiện điều đó cả trước – trong và sau khi buổi phỏng vấn xảy ra. Nói tóm lại, để trở chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng, ứng viên cần tuân thủ quy tắc 3 KHÔNG sau đây:
Các ứng viên, người tìm việc có biết, điều gây khó chịu lớn nhất khi đăng JD là gì không?
Đó là: Ứng viên hỏi đi hỏi lại những câu hỏi đã được viết rất rõ ràng trong nội dung tuyển dụng
Để hiểu hơn về sự khó chịu này, hãy lấy ví dụ bạn gửi bảng hướng dẫn chi tiết cho người khác về cách đặt vé xe cũng như công khai bảng giá vé ngay trong bảng hướng dẫn nhưng người đọc liên tục hỏi bạn các câu như: “Đến phòng nào mua vé?”; “Vé xe đêm bao nhiêu tiền?”; “Cần cung cấp giấy tờ gì khi mua?” thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Đồng ý là với nghiệp vụ khách hàng, việc hỗ trợ khách hàng hết lòng là điều hiển nhiên, nhưng thật lòng thì khi phải trả lời câu hỏi đó cho nhiều người khác nhau (có thể là trong cùng một ngày) thì bạn có cảm thấy một chút khó chịu hay không?
Người làm tuyển dung cũng vậy. Họ đã cố gắng thiết kế tin đăng sao cho ngắn gọn, dễ hiểu nhất nhưng vẫn đầy đủ nội dung; và ứng viên có nghĩa vụ tìm hiểu JD trước khi ứng tuyển cũng như khi xác nhận tham gia phỏng vấn. Với nghiệp vụ trong nghề, họ vẫn sẽ hỗ trợ bạn trả lời lại các câu hỏi đó nhưng khả năng cao là bạn đã tạo ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng.
Ngoài hỏi những điều đã có trên JD, một điểm nữa khiến ứng viên bị “đánh dấu” là khi nhà tuyển dụng đăng tin lên các trang, nhóm mạng xã hội như Facebook, LinkedIn. Nội dung mô tả công việc đầy đủ từ mức lương – nơi làm việc – chi tiết vị trí – quyền lợi – yêu cầu nhưng vẫn có bạn vào bình luận: “Cho em xin JD qua email …”. Nếu nhìn thấy những điều này “quen quen” thì hãy dần thay đổi thói quen xấu này khi đọc tin tuyển dụng bạn nhé!
Khi đọc tin tuyển dụng trên các trang social media:
Với bài đăng trên mạng xã hội, group tuyển dụng, người tìm việc nên hạn chế nhắn tin (inbox) người đăng vì tin nhắn của bạn sẽ được đưa vào hộp thư chờ. Người dùng facebook hay zalo rất ít khi mở các mục này ra. Đặt câu hỏi ngay phần bình luận sẽ cho bạn câu trả lời nhanh hơn.
Chỉ nhắn tin khi người đăng tuyển dụng yêu cầu hoặc note trên bài tuyển các nội dung như: “Inbox để được hỗ trợ đăng ký công việc + giải đáp thắc mắc”
Người tìm việc thường mắc phải lỗi này khi ở giai đoạn chuẩn bị – tham gia phỏng vấn và ngày đầu nhận việc. Dưới đây là 4 điểm ứng viên nên chuẩn bị kĩ để không làm mất điểm với nhà tuyển dụng:
Áp dụng cho giai đoạn: Phỏng vấn
Khi nhận được thông tin về địa điểm phỏng vấn, ứng viên nên tìm hiểu trước nơi đó vì:
Nếu có thời gian, việc đi xem tận mắt địa điểm trước ngày phỏng vấn sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ càng hơn cho buổi phỏng vấn của mình. Có nhiều trường hợp ứng viên vì xem nhầm các đường cùng tên nhưng khác quận, đi lố địa chỉ văn phòng, thủ tục vào tòa nhà văn phòng mất thời gian… mà có mặt tham gia phỏng vấn trễ mất vài phút. Dù vài phút không đáng kể nhưng với một số HR khó tính, đó sẽ là điểm trừ rất lớn dành cho bạn.
Hãy luôn đến điểm phỏng vấn trước ít nhất 15 phút để chuẩn bị tốt nhất có thể.
Áp dụng cho giai đoạn: Phỏng vấn, nhận việc
Nếu công ty phỏng vấn yêu cầu bạn nộp hồ sơ vào buổi phỏng vấn hay ngày nhận việc thì bạn nên chuẩn bị tất cả các giấy tờ đó trước ngày hẹn ít nhất 2 ngày. Như vậy, bạn sẽ nhiều thời gian để kiểm tra lại giấy tờ, còn thiếu sót gì và kịp bổ sung khi cần. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe, chụp ảnh, lên các cơ quan sao y – chứng thực giấy tờ mất nhiều thời gian chờ đợi và có thể bạn sẽ bị hoãn ngày công chứng giấy tờ (trong trường hợp cán bộ đi họp hay đang không có mặt tại cơ quan)… cho nên chuẩn bị sớm được sẽ hay hơn.
Về phần trang phục, ứng viên có thể chọn bộ đồ ưng ý nhất trước ngày hẹn 1 ngày, là ủi chỉnh tề. Chuẩn bị trước mọi thứ sẵn sàng, bạn sẽ không phải cuống cuồng, lo lắng, nhớ trước quên sau… Chỉ cần dậy đúng giờ, sửa soạn tươm tất rồi xách túi lên và đi thôi. Người ta vẫn thường hay nói “Khổ trước sướng sau” là vậy!
Áp dụng cho giai đoạn: Tìm hiểu công việc, phỏng vấn
Một trong những câu hỏi thông dụng và rất thường được hỏi trong các buổi phỏng vấn là: “Bạn biết gì về công ty?/ Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty?”. Nhà tuyển dụng luôn muốn biết thương hiệu của mình có dễ nhận diện hay không và họ sẽ có ấn tượng tốt với những người có tìm hiểu trước về họ. Trả lời được câu hỏi này, chứng tỏ bạn là một con người có tổ chức và làm việc quy củ.
Bên cạnh lý do trên, ứng viên/ người tìm việc cũng nên tìm hiểu về công ty mình có ý định làm việc. Đó là một cách giúp bạn đánh giá sơ bộ xem ngành kinh doanh, văn hóa công ty có phù hợp với bạn không, bạn có dễ thích nghi trong môi trường như vậy không…
Tuy nhiên, sẽ có người bảo: “Với những công ty mới, thời gian hoạt động ngắn thì xem và nắm thông tin dễ còn đối với những công ty đã có bề dày làm việc lâu đời thì nên tìm hiểu và ghi nhớ thông tin như thế nào?”
Để trả lời cho câu hỏi trên, khi tìm hiểu công ty, bạn có thể tìm hiểu các thông tin sau:
Khi đọc giới thiệu công ty có điểm nào không hiểu, ứng viên có thể note lại để hỏi nhà tuyển dụng vào buổi phỏng vấn. Đây sẽ là một điểm cộng cho bạn – chứng tỏ bạn quan tâm đến công ty và có nhiệt huyết muốn đồng hành cùng công ty.
Áp dụng cho giai đoạn: Phỏng vấn
Ngoài câu hỏi “Bạn biết gì về công ty?”, còn có một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay đặt ra trong buổi vấn như:
Ứng viên cũng nên chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi thông dụng như trên để phần trình bày của bạn được lưu loát trong buổi phỏng vấn. Theo bạn, giữa một ứng viên trả lời lưu loát, có đầu tư cho buổi phỏng vấn và một ứng viên liên tục ậm ờ thì ai sẽ là người có cơ hội trúng tuyển cao hơn?
“Bùng phỏng vấn” ở đây có thể hiểu là: Hôm nay 9:00 bạn có hẹn phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên vì vài lý do đột xuất bạn không tham gia được, bạn không đến phỏng vấn. Và cũng KHÔNG báo với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đã từng làm việc này và vẫn đang tiếp tục làm như vậy thì ngay sau khi đọc bài viết này, hãy thay đổi thói quen thiếu chuyên nghiệp này.
Hãy tưởng tượng bạn hẹn một người đi ăn uống và họ đồng ý, đúng giờ hẹn, bạn ngồi chờ họ ở quán nhưng mãi chẳng thấy họ đến. Báo đến trễ hay không đi được cũng không gửi cho bạn. Vậy thì khi đó, bạn cảm thấy như thế nào?
Khó chịu? Mất lòng tin? Vâng, chính xác đó cũng là cảm giác của nhà tuyển dụng khi bạn hủy phỏng vấn mà không báo trước với họ.
Để tránh bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, nếu trước buổi phỏng vấn vô tình gặp việc bận đột xuất hoặc lý do bất khả kháng, bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng và thông báo tình trạng của mình, đồng thời, xin lỗi và cảm ơn họ đã quan tâm đến hồ sơ của bạn.
Có thể sẽ có người nghĩ rằng đây chỉ là việc nhỏ nhặt, chỉ cần không ứng tuyển lại công ty đó là được. Tuy nhiên, bạn đã nghĩ đến trường hợp người nhân sự ở công ty bạn “bùng phỏng vấn” lại có mối quan hệ với nhiều nhân sự khác ở các công ty X, Y, Z và trong cuộc trò chuyện của họ sẽ nhắc đến các ứng viên thiếu chuyên nghiệp và vô tình nhắc đến bạn – người vừa bùng sáng nay? Lúc đó có phải bạn sẽ mất điểm đối với nhiều công ty khác nữa đúng không?
Vì vậy, để hạn chế việc này xảy ra, hãy thay đổi suy nghĩ của mình từ bây giờ. Hủy phỏng vấn một cách chuyên nghiệp không đơn thuần chỉ để tạo ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng, đó còn để chúng ta tự xây dựng lối sống, lối nghĩ văn minh.
Khi nhận được lời mời nhận việc/ chuẩn bị onboard (ngày nhận việc đầu tiên) nhưng không còn ý định làm việc cùng công ty, ứng viên cũng không được im lặng với nhà tuyển dụng.
Tìm việc – phỏng vấn là những điều quen thuộc mà có lẽ bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua. Với bài viết này, Viec.Co muốn chia sẻ với các bạn các lỗi thường gặp nhất khi tuyển dụng và các cách đơn giản để khắc phục chúng, tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ở cả ba các giai đoạn trước – trong và sau phỏng vấn. Hãy luôn nhớ rằng ấn tượng đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng. Và ấn tượng cuối cùng sẽ để lại âm hưởng về sau. Rất mong mọi người sẽ áp dụng thành công quy tắc 3 KHÔNG trên và chọn được những công việc thật ưng ý nhé!