Chọn nghề đã khó lắm rồi. Nhưng bền bỉ theo nghề lại cũng khó chẳng kém. Vì đoạn chọn, nó chỉ là phần nghĩ, đoạn theo, nó là phần làm. Làm thì rất nhiều gian truân. Không biết cách làm sao cho khéo, bạn sẽ thấy rất mệt mỏi trên đường.
Để theo một nghề – một cách xuất sắc, theo mình cần ba yếu tố.
Câu hỏi cho bạn:
Liệu với nơi mình làm, thì nghề nghiệp của mình có phải là yếu tố sống còn với doanh nghiệp không?
Lời khuyên trên, theo mình, gần như đúng với mọi loại nghề nghiệp và năng lực nhé. Ví dụ, một công ty giao hàng, bản chất cái họ bán là dịch vụ giao hàng tới cho Khách hàng. Và trong một thế giới khách hàng ngày một đòi hỏi như hiện nay, giao hàng sao cho họ hài lòng là cả một nghệ thuật, và đôi khi là cả sự nỗ lực rất lớn nữa. Vậy thì nếu bạn đang là sinh viên, ít kinh nghiệm, rất có khả năng chịu cực một chút sẽ giúp bạn kiếm được khá hơn trên cùng một giờ lao động so với việc khác¹. Vẫn với công ty này, cái họ bán là năng lực quản trị vận hành. Khi mà mỗi ngày doanh nghiệp này giao được triệu món hàng, thu được nhiều tỷ đồng, việc quản lý sao cho cả triệu món an toàn – rồi lại một triệu nụ cười nữa, thì bạn nghĩ xem có khó không? Chắc chắn đó là thử thách cực kì lớn. Và vì vậy, đội ngũ quản lý vận hành đó sẽ đóng vai trò sống còn với doanh nghiệp.
Và thử thách càng lớn, phần thưởng càng lớn. Nếu bạn chọn công ty nhất – nhì thị trường, bạn sẽ được thử thách nhiều hơn, có cơ hội “mài lưỡi kiếm” sắc lên nhiều lần. Và điều này cuối cùng cũng dẫn đến bạn “lưỡi kiếm” của bạn sẽ được nhiều nơi chào đón.
Thầy không chỉ là ông ngồi trên ghế nhà trường cầm phấn – viết bảng. Thầy có thể là bất kì ai. Người càng gần bạn, thì đó là thầy bạn. Nếu theo định nghĩa này, thầy đầu tiên là sếp mình. Mình học được gì thì ông này trong chuyên môn, trong cách quản lý, cách tư duy không? Sau là đồng nghiệp mình. Đồng nghiệp mình có thể là người làm đúng công việc mình luôn – vậy là rất tuyệt, mình có thể học hỏi trực tiếp từ người này, nếu họ đi trước mình.
Người càng gần bạn, thì đó là thầy bạn
Nhìn rộng ra khỏi công ty mình, thì tự hỏi, vậy mình có tham gia “bang – hội” nào về nghề không? Trên thị trường có “ngọn cờ” nào để lâu lâu đem sách vở tới nhờ chỉ bài được không? Giờ mạng xã hội rất nhiều; hội nhóm liên quan ngành nghề trên đó rất nhiều. Nếu đã xác định theo nghề nào, đầu tiên là phải gia nhập bang hội. Theo dõi bang hội dần dần, bạn sẽ tìm ra được các cao nhân để học hỏi. Bước một có thể chỉ là trò chuyện, qua tin nhắn thôi. Sau thân hơn có thể là cafe để có thể tạo được ấn tượng cá nhân. Tất nhiên, cao nhân sẽ có nhiều người hỏi này hỏi nọ, nên tốt nhất trước khi hỏi, bạn cứ phải chuẩn bị bài, tức là hỏi những câu không có sẵn trên mạng, hoặc chính người đó đã từng trả lời. Câu hỏi nên cụ thể, vậy cũng giúp người ta dễ giúp mình.
Chẳng có nghề nào giỏi mà không tự học hỏi, tự quan sát, rồi đúc rút kinh nghiệm cả. Làm nghề giao hàng thì cũng phải chịu khó tự học. Tự học của nghề này chẳng hạn, sẽ là ngồi nghĩ nghĩ lại xem hành vi khách hàng mỗi khu vực thế nào; đường nào hay kẹt xe để né né ra. Hay như ngành đang rất nóng hiện nay chẳng hạn Kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT). Bạn mình chưa thấy ông nào làm nghề và trụ được với nghề này mà không học hỏi liên tục. Họ đọc sách, xem video, thử nghiệm điều mới học liên tục. Cũng dễ hiểu, ngành này thuộc nhóm “bốn chấm”, công nghệ mới đẻ ra liên tục, không học là lạc hậu.
Vậy đó, theo một nghề cần có ba thứ vậy
—
¹: Công việc giao hàng giờ thu nhập hầu hết là 8 – 9 triệu. Nhiều nơi, nếu chăm chỉ có thể mười mấy triệu.