Đối với từng vị trí và công việc khác nhau, mỗi người nhân viên cần có kiến thức chuyên môn và khả năng khác biệt để thực hiện tốt vai trò của họ. Tuy nhiên, để đạt được thành tích cao hơn hoặc giải quyết công việc được hiệu quả hơn, người đó cần thêm một số “điểm bổ trợ” khác, chẳng hạn như khả năng giao tiếp rõ ràng, khả năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng quản lý thời gian hiệu quả… Những khả năng trên chính là ví dụ về kỹ năng mềm.
Khó có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất cho kỹ năng mềm, nhưng ta có thể coi chúng là những kỹ năng không gắn liền với một công việc cụ thể; chúng là những đặc điểm giúp nhân viên phát triển, làm việc tốt hơn ở nơi làm việc, bất kể cấp độ, thâm niên, vai trò hay ngành nghề.
Khi tìm kiếm tài năng cho công ty, doanh nghiệp của mình, các nhà tuyển dụng thường cũng rất chú trọng đến kỹ năng mềm của ứng viên. Bởi vì kĩ năng mềm của ứng viên sẽ giúp các nhà tuyển dụng:
VD: 1 nhân viên có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ biết cách phân bố thời gian làm việc, sắp xếp công việc hợp lý để hoàn thành công việc hiệu quả và đúng hạn.
VD: Khi hai ứng viên có trình độ học vấn và chuyên môn ngang nhau, nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ chọn người có kỹ năng hợp tác và thích ứng linh hoạt hơn.
VD: Đối với vị trí junior (cấp dưới), việc tìm kiếm các ứng viên có thái độ cởi mở, sẵn sàng học hỏi và có tính thích nghi tốt sẽ hợp lý hơn khi chọn người có kinh nghiệm lâu năm hoặc chuyên môn cao.
VD: Khi tuyển dụng nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng muốn tìm ứng viên am hiểu ngành và có kinh nghiệm bán hàng, nhưng đồng thời ứng viên đó cũng cần có các tố chất, kỹ năng như: kiên định, đáng tin cậy, giỏi thương lượng và có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp.
VD: Nếu một doanh nghiệp có xu hướng coi trọng tính cởi mở, chủ động làm việc và học hỏi, nhà tuyển dụng cũng sẽ có nhu cầu tìm kiếm các ứng viên có tính chủ động tìm kiếm, không ngại học hỏi vào tự giao tiếp, tạo mối quan hệ trong và ngoài nơi làm việc; các ứng viên có tính quyết đoán và năng khiếu giải quyết vấn đề.