Khi cuộc sống được thay đổi ở một thành phố mới. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên từ quê đến sống và học tập tại đây. Mọi thứ đều chính các bạn là người đưa ra quyết định từ việc sắp xếp thời gian, ăn uống và nơi ở. Hơn hết, thứ khó khăn và luôn cần phải cân nhắc đó chính là tài chính. Để giải quyết cho vấn đề này, rất nhiều sinh viên quyết định chọn thêm cho mình công việc ngoài giờ học, mà người ta hay gọi là việc làm part time.
Đến với buổi phỏng vấn này của c sinh viên Đặng Minh Hiển, sinh năm 2002, một cộng tác viên làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng nghe Hiển chia sẻ những trải nghiệm về cuộc sống tại nơi đây, cũng như một bức tranh toàn thể của một cậu sinh viên xa nhà, xa gia đình.
Khi được hỏi về những trải nghiệm tại Việc Có. Hiển đánh giá Việc Có là một nơi tìm việc khá hợp lý dành cho sinh viên, vì tính linh hoạt thời gian cũng như sự tiện lợi tìm việc qua app. Song song đó, Hiển vẫn chia sẻ thêm có đôi lần sự trải nghiệm của chưa được trọn vẹn tại một số địa điểm làm việc.
“Thật ra, có một số kho làm rất cực, rất mệt, nhưng số lương lại không xứng đáng với những công việc đó. Có một số công việc ở ngoài em tìm hiểu được nhưng nó yêu cầu cố định, thì em đâu làm được, em là sinh viên mà”
“Thật ra ráng thì vẫn được ạ. Như em có thằng bạn, từ lúc nó đi làm mấy chỗ cố định đó, sau đó nó bỏ học. Mặc dù ba-mẹ nó làm bác sĩ, nó cũng đẹp trai với học giỏi nữa. Cũng không hiểu vì sao”
“Có đôi lần e làm ở kho kia, mấy chú thấy em nhỏ người, mấy chú thương nên chỉ dẫn em nhiệt tình lắm.
Hiển kể thời gian đầu thực sự là giai đoạn khó khăn nhất đối với Hiển. Từ việc cân bằng thời gian, ăn uống, đến làm quen đường xá và cái quan trọng nhất chính là tài chính. Tuy nhiên,, đó cũng là một giai đoạn đã cho Hiển thêm được nhiều bài học và kinh nghiệm quý giá
“Em nói thiệt chớ, mới năm đầu chưa hết 1 tháng mà em đã xài hết 4-5 triệu luôn.Trời ơi, nửa tháng sau em ăn toàn mì tôm, mặt em nổi đầy mụn mà không dám gọi điện về nhà xin tiền ba-mẹ
Nói chung khó khăn cũng chỉ thời gian đầu thôi. Đợt em mới lên Sài Gòn, tay lái em còn yếu em tông thẳng vào chiếc oto luôn. Có hôm tông thẳng chú kia. Về em có dám nói với mẹ đâu, em nói với chị không à.
Có lần em ăn tô bún bò, mắc muốn chết, hình như 60.000 lận. Mà em thấy có ngon gì đâu, về em tiếc quá trời. Rồi mỗi lần gọi điện về xin tiền mẹ, mẹ quay qua nói liền, xài gì xài dữ vậy. Nhưng rồi mẹ cũng gửi tiền cho” – Hiển cười chia sẻ .
Khi nói về giai đoạn khiến Hiển phải thay đổi cũng như giai đoạn tạo nên dấu ấn trong cuộc sống của Hiển. Bạn chia sẻ đó chính là một giai đoạn của tuổi nổi loạn. Hiển kể khả năng của mình có thể vào được Bách Khoa, và có độ tuổi mình không thể kiểm soát được chính mình nên dừng lại vào lúc đó.
“Hồi đó em thích ba hơn, em với mẹ hay cãi nhau lắm, nói chung bất đồng quan điểm. Với lúc đó, em chỉ thấy mẹ hay bắt em làm theo ý của mẹ. Rồi đến một hôm, mẹ cầm tay em khóc, từ đó trở đi em nghĩ mình nên thay đổi.
Thời gian em đến độ tuổi nổi loạn. Hồi đó em học giỏi lắm, sức em là vào Bách Khoa. Mà mình không biết dừng lại vào thời điểm ấy. Với lại, ba-mẹ em làm giáo viên. Em lại còn học trường của ba-mẹ, như anh/chị cũng biết đó, con giáo viên áp lực lắm”.
Sau khi chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ về quá khứ, về những ngày đầu tiên chập chững tại thành phố xa lạ, và cả định hướng tương lai của bạn. Ắt hẳn, đây cũng chính là một trải nghiệm tuyệt vời đối với cậu sinh viên trẻ này, một chàng trai xa nhà và học tập tại Sài Gòn.
“Giúp em được nhiều chứ, Mình biết được cách sắp xếp thời gian hơn, tiền bạc thoải mái hơn. Trời ơi mỗi lần gọi điện về xin ba-mẹ thấy nó ray rứt gì đâu á anh/chị – Hiển cười
“Em thì tự tạo áp lực lên chính mình là lo được cho em trai. Rồi lo cho ba mẹ, lo cho gia đình
Chàng trai kỹ sư điện tương lai sinh năm 2002 với nguyên tắc sống : “ Cứ cố gắng cố gắng từng ngày thôi. Đi chậm cũng được, nhưng nó phải liên tục” đúng như bài học của Khổng Tử : “Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại”.