5 dấu hiệu chọn sai nghề và cách giải quyết
07/10/2018 viết bởi Canh Phan  

Chọn sai nghề có vẻ không phải là cái gì đó quá bất thường. Vì vậy, tốt nhất là học cách nhận ra nó, và giải quyết nó để đem lại hạnh phúc lâu dài cho bạn. Theo các chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp. Dưới đây là năm dấu hiệu cho thấy bạn có thể chọn sai nghề rồi đấy.

1. Bạn làm “trâu bò”, mà kết quả thấy “không ăn thua”

“Bạn tuyệt đối yêu nơi bạn đang làm, và bạn cũng nỗ lực không mệt mỏi để hoàn thành công việc của mình”, Elizaga mô tả, nhưng kết quả thu được có vẻ không liên quan gì tới cái bạn muốn hay đồng nghiệp đang thu nhận được. Nếu đây là những gì thường xuất hiện trong đầu bạn, thì “rất có thể bạn không có kĩ năng hay tài năng để mà thành công trong việc này”.

2. Bạn than vãn về công việc rất nhiều

Bên cạnh đó, nếu bạn dùng quá nhiều thời gian để “rên rỉ” về công việc, bạn rất có thể chọn sai nghề rồi, nhà tư vấn hướng nghiệp Hallie Crawford cảnh báo. Một dấu hiệu nữa để bạn cần thay đổi “Bạn dùng phần lớn thời gian ở nhà và ở công ty để… gặm nhấm các suy nghĩ tiêu cực về công việc, rồi cùng thể hiện nó ra bên ngoài”, Crawford mô tả.

3. Ngành này trái với niềm tin của bạn

Theo Elizaga, “cũng có thể có công v iệc mà bạn rất vui thú với nó, hoặc kiểu như một phần khía cạnh của nó như lương, vị trí, danh tiếng công ty, cũng phần nào đó giúp bạn phấn đấu trong sự nghiệp. Nhưng bất chấp những điểm cộng đó, cuối ngày, bạn vẫn sẽ thấy mình không thể dung hòa được quan điểm cá nhân về các giá trị đạo đức với ngành hay doanh nghiệp này.

4. Nghề nghiệp này chẳng tận dụng mấy thế mạnh của bạn

Bạn muốn một sự nghiệp mà tận dụng thế mạnh của bạn, và hạn chế các điểm yếu của bản thân. Vì vậy, khi mà “một nghề không khai thác hết thế mạnh của bạn, cái nghề này sẽ còn không thỏa mãn bạn”, Crawford nói, và rất có thể nó đã không dành cho bạn.

5. Bạn… tưởng tượng về một ngày mình nghỉ việc

Nếu nó còn đến mức, bạn hạnh phúc nếu được cho đi hay kể cả sa thải. Đây có thể là dấu hiệu đảm bảo cho cái quyết định nghề nghiệp này có gì “sai sai”, theo Crawford.

Vậy làm gì tiếp đây?

Nếu bạn có một hoặc nhiều hơn ba dấu hiệu trên về việc chọn sai nghề nghiệp, hãy tin vào trái tim mình: bạn không phải buộc ở lại, bạn cũng chẳng cần quay lại trường lớp để thoát khỏi nó, bà Eliza chia sé.

“Cái đầu tiên, hãy hít một hơi thật sâu, và chuẩn bị “kho lương” của bạn”, Eliza gợi ý. Hãy hỏi chính mình “Bạn là ai ở sâu trong cốt lõi? Kỹ năng của bạn là gì? Cái gì thúc đẩy bạn? Cái gì thực sự khiến bạn cảm thấy hạnh phúc? Đây là bước mà quá nhiều người rất hay bỏ qua vì thấy một việc gì có vẻ “sẵn đó – chờ mình” hoặc là chỉ kiểu “việc đó có vẻ ngon & đáng”, rồi quên đi cái động lực nội tại của mình.”

Kế tiếp, đánh giá các thế mạnh, các kĩ năng và bạn có mà có thể chuyển đổi sang bất kì nghề nghiệp nào. “Rất có thể bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng thích ứng của mình theo một nghề nghiệp mới đấy”, Elizaga chia sẻ.

Mỗi khi bạn thu hẹp lại ít lựa chọn mà bạn hào hứng để khám phá, đó là lúc để bắt đầu tiếp cận những người trong ngành. Lời khuyên của Crawford là “cứ coi đó như một buổi phỏng vấn không chính thức”. “Tập hợp thông tin về những xu hướng, và tìm người trong ngành mà có thể giúp bạn thực hiện cuộc dịch chuyển nghề nghiệp này.

“Có kỹ năng hay kinh nghiệm cụ thể nào mà công việc này cần không? Bạn có cần dự vài lớp học, hoặc một hoạt động tình nguyện bên ngoài công việc để có thể có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này? Những việc này có thể giúp bạn có thêm thông tin về chuyện học thì cần chuẩn bị bao nhiêu tiền. Bạn cũng có thể nhận ra là chỉ cần một hay hai khóa học là được thay vì quay lại trường lớp và tiếp tục mài mông toàn thời gian trên giảng đường”.

Điểm cuối, Elizaga khuyên là để có được kinh nghiệm trong một ngành mới, tình nguyên trước khi bạn làm cho một vị trí. “Nếu có một ngành nào mà bạn muốn tham dự, nhưng bạn cũng nhận ra là bạn cần học thêm các kỹ năng mới, cố mà tìm ra vài giờ một tuần hoặc cuối tuần để làm tình nguyên hoặc thực tập cho một công ty nào đó”, Eliza chia sẻ. Cách này, bạn sẽ dần dần xây dựng được một bộ công cụ, và cuối cùng, để sẵn sàng đón nhận một sự nghiệp hoàn toàn mới.

Theo blog của Glassdoor & chuyển ngữ của Việc Có (có dịch thoáng Việt Nam hóa cho gần gũi hơn với mọi người).

 

Chia sẻ:
logo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ
logologo
Hotline: 0899 183 193
Email: hotro@viec.co
Trụ sở: Tầng 1, Toà nhà An Phú Plaza, 117 - 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Block 71, Số 72 Nguyễn Cơ Thạch, An Lợi Đông, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
logo
logologo
© VIEC.CO Co. Ltd - CÔNG TY TNHH VIỆC CÓ